Vải lụa là gì? Vì sao lụa là chất liệu đắt đỏ trong thời trang

by Dũng Cá Xinh
79 lượt xem
(1 bình chọn)

Vải lụa là một trong những chất liệu cao cấp với các ưu điểm vượt trội chất liệu này được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong cuộc sống hiện nay từ lĩnh vực may mặc đến các mục đích khác. Cùng Thời trang Sài Gòn tìm hiểu về độ ưa chuộng của loại vải này trên thị trường thời trang hiện nay nhé. 

Vải lụa là gì? Bạn viết gì về vải lụa

Vải lụa chất liệu đắt đỏ trong ngành thời trang

Vải lụa là gì? Nguồn gốc của lụa

Vải lụa là gì

Vải lụa là một trong những chất liệu vải cao cấp nhất trên thị trường. Đặc tính nổi bật là bề mặt mỏng, mềm, mịn màng rất nhẹ được làm từ sợi tơ đặc biệt, cao cấp nhất là tơ tằm. Sợi tơ tằm được tạo ra bằng cách nuôi tằm, thu hoạch kén và được se thành loại tơ đặc biệt. Đây là quá trình đòi hỏi sự công phu để tạo nên giá trị không thể nhầm lẫn cho loại vải lụa thượng hạng này. Màu sắc của vải thường được thấy với độ bóng tự nhiên đặc trưng, tạo nên vẻ sang trọng và cảm giác mềm mại, thanh lịch cho người sử dụng. Những công đoạn tạo ra vải lụa đòi hỏi người thợ có tay nghề cao, công phu, kỹ thuật và tỉ mỉ. Từ đó, lụa trở thành một trong những loại vải cao cấp được ưa chuộng sử dụng nhất, thu hút rất nhiều giới thượng lưu và có giá thành cao trên thị trường hiện nay.

Chất liệu vải lụa cao cấp

Khám phá sự tinh tế của vải lụa

Vải lụa được biết đến với độ mềm mại, mịn màng và bóng bẩy. Nó thường được sử dụng để làm các sản phẩm cao cấp như váy cưới, đồ lót, trang trí nội thất, và các sản phẩm thời trang sang trọng khác. Vải có khả năng thoát ẩm tốt, giúp người mặc cảm giác mát mẻ và thoải mái.  Mỗi loại vải lụa có những đặc tính riêng biệt, phù hợp cho các mục đích sử dụng khác nhau.

Nguồn gốc của vải lụa

Nghề dệt lụa bắt nguồn từ Trung Quốc cách đây khoảng 6000 năm TCN. Ở thời điểm đó, lụa là chất liệu chỉ dành riêng cho vua chúa và tầng lớp quý tộc. Hiện nay khi xã hội đã phát triển, vải lụa đã trở nên phổ biến và thịnh hành, được sử dụng rộng rãi với hầu hết các tầng lớp trong xã hội. Sau đó, lan rộng tới các nước Châu Á cho thấy sức ảnh hưởng của một loại hàng hoá cao cấp có độ bền và vẻ đẹp quyến rũ.

Đối với thị trường Việt Nam, chất lụa xuất hiện từ thời Hùng Vương thứ 6 vì thời điểm này nghề chăn tằm, ươm tơ cũng đã xuất hiện tại huyện Ba Vì. Cho đến hiện tại, làng nghề sản xuất lụa truyền thống tại nước ta vẫn được bảo tồn nguyên vẹn và phát triển. Nổi bật nhất tại thị trường Việt Nam là Làng nghề tơ lụa Hà Đông xuất phát từ Vạn Phúc nổi tiếng bởi độ tinh xảo, hoa văn và chất lượng số 1, ngoài ra làng lụa Mỹ Á tại An Giang cũng phát triển và lưu tiếng tại khu vực phía nam.

Các đặc tính của vải

  • Đặc tính cơ học: Quá trình sản xuất và tạo thành vải lụa từ sợi thiên nhiên nên thành phẩm có độ co giãn trung bình và kém hơn so với các loại thông thường. Tuy nhiên sẽ hạn chế ngâm nước để tránh làm giảm độ bền của tơ khoảng 20% tuổi thọ.
  • Đặc tính vật lý: Là loại vải được dệt từ sợi tự nhiên có độ bền nhất trong các loại chất liệu. Bề mặt vải mềm mịn và không thể hoà lẫn bất kỳ vật liệu nào. Khi bề mặt vải tiếp xúc với ánh sáng chiếu vào sẽ bắt gặp độ óng mượt rất tự nhiên từ đó tạo ấn tượng ngay lần chạm mắt đầu tiên với người dùng.
  • Đặc tính hoá học: Sợi vải lụa được dệt hoàn toàn tự nhiên không pha thêm bất kỳ loại hoá chất nào nên dễ bị sâu bọ phá hoại khi vải bẩn. Khả năng giữ nhiệt tốt vào mùa đông lạnh và đảm bảo tính thoáng mát, hút ẩm vào mùa nóng.

Ưu điểm và nhược điểm của vải

Ưu điểm

  • Vải lụa nhẹ nên sẽ tạo ra nhiều sản phẩm dễ di chuyển và thoải mái khi mặc, bền màu, sáng bóng tự nhiên và có khả năng cách nhiệt tốt. Các trang phục được làm từ lụa rất mềm, mịn màng mang lại cảm giác thoải mái, sang trọng khi sử dụng.
  • Có khả năng hút ẩm tới 30 đến 35% hơi nước, từ đó đảm bảo độ thông thoáng, thoải mái cho người mặc. Mặc ấm vào mùa đông và mặc mát vào mùa hè.
  • Chất liệu tự nhiên, không chứa hóa chất nên an toàn với môi trường, lành tính với người dùng và không gây kích ứng da và an toàn với môi trường.
  • Chịu nhiệt tốt, vải lụa có thể chịu được nhiệt độ đến 110 độ C giữ cho hình dáng bên ngoài không bị thay đổi.

Nhược điểm

  • Chính quá trình sản xuất cầu kỳ, thủ công nên giá thành cao so với các vật liệu sản xuất công nghiệp khác.
  • Vải dễ bị xâm nhập, phá hỏng do côn trùng vì không thêm bất kỳ hoá chất.
  • Dễ bị ố vàng bởi mồ hôi hoặc mốc do độ ẩm.
  • Khá khó nhuộm màu sắc mong muốn do đây là chất liệu tự nhiên.
  • Bảo quản sản phầm làm từ vải lụa cũng sẽ khá phức tạp hơn so với sản phẩm làm từ chất liệu khác.
  • Độ co giãn ở mức trung bình so với các loại vải thông thường khác.
  • Vải lụa có thể mất form dễ dàng và không giữ được hình dáng ban đầu nếu không được chăm sóc cẩn thận.
  • Loại vải này thường có giá cao hơn so với nhiều loại vải khác, điều này có thể là một hạn chế đối với người tiêu dùng có ngân sách hạn chế.

Các loại vải lụa ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay

Các loại vải lụa phổ biến ngày nay đều là kết quả của sự tiến bộ trong công nghệ dệt vải và quá trình pha trộn sợi lụa theo tỷ lệ khác nhau. Điều này đã tạo ra nhiều loại vải độc đáo, đáp ứng đa dạng nhu cầu của người tiêu dùng. Dưới đây là một số loại vải lụa phổ biến mà có thể bạn quan tâm:

Vải lụa cotton

Cotton lụa là một loại vải tổng hợp, kết hợp giữa hai chất liệu chính là cotton và vải lụa. Loại vải này đem lại tất cả những đặc tính và ưu điểm xuất sắc của cả hai chất liệu. Vải lụa cotton kết hợp những đặc tính nổi bật như vẻ ngoài sáng bóng, khả năng chống tĩnh điện cao, phù hợp với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau và không bị nhăn khi giặt. Tỷ lệ pha trộn thông thường tốt nhất là 10% lụa và 90% cotton.

Chất liệu vải lụa cotton

Vải lụa cotton mang đến vẻ ngoài sáng bóng thu hút

Vải tơ tằm

Đây là loại vải cao cấp được ưa chuộng nhất hiện nay. Nó được tạo ra thông qua sự kỹ lưỡng và kiên nhẫn của nghệ nhân, thường thông qua phương pháp dệt thủ công. Vải lụa tơ tằm có sợi mảnh, tự nhiên, hình tam giác gần như trong tiết diện, với độ sáng bóng cao và tính đàn hồi xuất sắc.

Vải lụa gấm

Lụa gấm được tạo ra từ 100% sợi tơ tằm thiên nhiên, và nổi bật với đặc điểm mềm mại, óng ánh, và sự tỉ mỉ trong việc dệt các chi tiết và hoa văn trực tiếp lên bề mặt vải, không phải in các họa tiết thông thường lên. Đây là một loại vải được coi là đẹp và sang trọng, nhưng đồng thời cũng là một thách thức lớn đối với những nghệ nhân dệt, đòi hỏi sự tỉ mỉ và tập trung cao độ để tạo ra những tác phẩm chất lượng từ loại vải khó dệt này.

Vải lụa gấm có ưu điểm gì

Chất liệu vải lụa gấm với các chi tiết hoa văn nổi bật 

Vải satin

Lụa Satin, với độ bóng và mịn cao, là sản phẩm vải được dệt từ sợi tơ tằm, sợi polyester, và sợi viscose bằng kỹ thuật dệt theo vân đoạn. Những sợi tơ này được kết hợp một cách tinh tế, xen kẽ nhau giữa các sợi tơ dọc và tơ ngang. Với đặc tính mềm mại và thoáng mát, Lụa Satin không tích điện (không như vải len) và giữ ấm tốt vào mùa đông, tạo cảm giác sang trọng nhờ bề mặt mượt mà với độ nhũ (rũ) cao. Khả năng thấm hút mồ hôi của Lụa Satin cũng giúp làm mát mẻ khi mặc vào mùa hè.

Vải lụa đũi

Lụa đũi là kết quả của quá trình dệt từ những sợi tơ thô của con tằm, mang đến một sản phẩm vải độc đáo. Bề mặt của vải lụa đũi có vẻ hơi khô hơn so với các loại vải khác nhưng vẫn giữ độ bóng nhẹ, làm cho nó thích hợp cho việc làm suit và các sản phẩm thời trang khác. Ngoài ra, lụa đũi còn được sử dụng để làm khăn, với khả năng giữ ẩm tốt, làm dịu da và thích hợp cho điều kiện thời tiết lạnh vào mùa đông.

vải lụa đũi loại vải ưa chuộng

Vải lụa đũi sử dụng trong may mặc và làm khăn giữ ấm 

Cách vệ sinh và bảo quản vải lụa

  • Trước khi giặt vải lụa, quan trọng nhất là kiểm tra kỹ hướng dẫn giặt và bảo quản trên nhãn mắc. Một số loại vải chỉ nên được giặt khô và tránh giặt thường xuyên để tránh tình trạng co lại và phai màu.
  • Do bề mặt vải  dễ bám bẩn, nên được giặt ngay sau khi sử dụng. Khi giặt, hạn chế sử dụng nước nóng và tránh chà xát hoặc vò mạnh. Đối với sản phẩm lụa tơ tằm có màu sắc đậm, nên giặt riêng để tránh tình trạng phai màu. Thêm một ít nước giấm trắng vào nước xả cuối cũng là một cách để bảo vệ màu sắc của vải.
  • Để bảo quản sản phẩm từ lụa, hạn chế phơi dưới ánh nắng trực tiếp, vì ánh nắng mặt trời có thể làm cho sợi tơ trở nên cứng. Nếu thường xuyên phơi dưới nhiệt độ cao, lụa có thể mất màu và độ bóng tự nhiên, làm cho sản phẩm giảm chất lượng nhanh chóng.
  • Khi ủi đồ lụa, nên thực hiện ngay khi vẫn ẩm, với nhiệt độ khoảng từ 120 – 140 độ C. Tránh sử dụng nhiệt độ quá cao để không làm mất đi độ bóng của vải. Lúc là, hãy đặt mặt trái của sản phẩm lên và sử dụng một khăn ấm đặt lên mặt trước của vải trước khi là để bảo vệ chất lụa và giữ cho độ bóng không bị giảm đi.

Thời trang Sài Gòn hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đã giúp giải đáp những thắc mắc của các bạn về vải lụa và gì và tại sao vải lụa lại là một trong những chất liệu đắt đỏ bậc nhất và được ưa chuộng bởi những người yêu thời trang hiện nay. Với một vài tips nhỏ của bài trên hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn trong việc lựa chọn trang phục và bảo quản các sản phẩm làm từ lụa để luôn giữ được sự mềm mại uyển chuyển và dịu dàng.

 

 

Có tý liên quan

Để lại bình luận